Top các thực phẩm không nên ăn nhiều

Ngày nay thực phẩm có vai trò rất quan trọng đến đời sống con người. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta lạm dụng những thực phẩm đó quá giới hạn đã vô tình hình thành nên những nguy cơ về bệnh rất cao. Gây ảnh hưởng không ít nhiều đến đời sống và sức khỏe con người. Bởi vậy bạn hết sức lưu ý khi ăn uống, tránh ăn nhiều các thực phẩm có thể gây hại đến đời sống sức khỏe.

1. Thịt đỏ

Thường xuyên ăn thịt đỏ, có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Theo nghiên cứu cho thấy, cứ ăn một khẩu phần thịt đỏ chưa chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng khoảng 13% nguy cơ tử vong. Thịt đỏ đã chế biến sẵn còn nguy hiểm hơn, cứ ăn một phần thịt đỏ đã chế biến thịt mỗi ngày nguy cơ tử vong có thể làm tăng 20%.

2. Cà chua

soi-than, suy-than,than-hu

Ít ai biết, trong cà chua có chứa loại độc tố là tomatidihe. Nhưng đối với cà chua xanh thì hàm lượng tomatidine lại rất cao, có thể lên tới 58mg/100g, nếu ăn cà chua xanh bạn có thể bị trúng độc tomatidine và xuất hiện triệu chứng như váng đầu, nôn oẹ, nhiều nước dãi… nếu không giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

3. Mì ăn liền

soi-than, suy-than,than-hu

Đây là thực phẩm không thể thiếu với bất kì ai. Tuy nhiên, thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ, nó sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và có khả năng dẫn đến tình trạng than hu

4.Gan lợn

Gan lợn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và các nguyên tố vi lượng, nhưng lại có nhiều độc tố. Do nguồn thức ăn của lợn có thể chứa nhiều chất độc hại như phân bón, thuốc trừ sâu… Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh hơn.

5. Dưa muối chưa kỹ

Khi bạn ăn dưa muối cảm thấy có vị cay, hăng, hơi đắng thì đó là loại dưa muối chưa kĩ. Vì loại dưa này chứa nhiều nitrate, nên nếu ăn nhiều rất có hại cho cơ thể và làm giảm tuổi thọ, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

6. Các loại ngũ cốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn. Lectin có trong lúa mì có thể gây bệnh Lupus, suy giáp, bệnh chàm và các bệnh tự miễn khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

7. Thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ

Ăn nhiều đồ ăn chứa dầu sẽ gây ra các bệnh về dạ dày như: tiêu chảy, đau bụng, mất nước và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này có hàm lượng cholesterol rất cao, khi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới lưu thông, động mạch…

9. Thực phẩm nhiều muối

soi-than, suy-than, than-hu

Theo Hiệp hội Y khoa Texas (TMA) cảnh báo rằng, ăn những thức ăn có nhiều muối có thể gây tử vong sớm. Bởi lượng natri trong muối cao có thể gây ra soi than, đột quỵ và đau tim. Hơn nữa, lượng muối nạp vào cơ thể quá cao chính là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch.

9. Xoài

Với những người nguy cơ bị thừa cân hay bị đái tháo đường thì không nên ăn nhiều xoài vì nó chứa hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.

 

Điểm danh “thủ phạm” gây nên suy thận

Hiện nay, với sự tác động của môi trường cũng như chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn đến tình trạng bệnh nhân mắc suy thận đang có tỉ lệ tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến suy thận chủ yếu là do soi than, tim mạch… Chính vì thế cần có những thông tin chi tiết về bệnh để có những phương pháp điều trị cách hiệu quả nhất.

Nhiều bi kịch khi thận suy

Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất của thận. Thức ăn, thuốc… sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù).

suy than man

Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn…); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước… gây tăng huyết áp.

Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.

Tác nhân gây suy thận thường gặp

Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh… Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

suy than

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.

Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận… là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.

Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ… vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.

Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…

Tuổi cao: đây không phải là bệnh.

Làm sao để ngừa suy thận?

Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu.

Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt…; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)

Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.

 

Nguy cơ bệnh xương khớp từ béo phì

Hiện nay tỉ lệ người béo phì đang tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Đồng thời người béo phì có nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác nhau và mang tính nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là những biến chứng về bệnh béo phì giúp cho mọi người có những thông tin thật cần thiết để trang bị cho mình cách phòng tránh và điều trị bệnh.

Biến chứng:

1. Tăng nguy cơ tử vong:

Tăng cân quá mức và béo phì bản thân không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mà do quá trình biến chứng chuyển hoá: Tăng lipid huyết, đái tháo đường …và do bệnh thường diễn biến nặng trên người béo phì như :

+ Ngoại khoa: nguy cơ khi gây mê, phẫu thuật.

+ Nội khoa: nhiễm khuẩn nặng.

+ Sản khoa: đẻ khó.

Do nguy cơ ung thư hoá: tăng tỷ lệ ung thư vú và nội mạc tử cung do chuyển Androgen ở mô mỡ thành Oestrogens tương đối nhanh. ung thư đại tràng tăng ở người béo phì , bệnh lý buồng trứng ( Đa u nang buồng trứng).

2. Biến chứng tim mạch, bệnh lý mạch máu não:

Béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ rất rõ rệt tới bệnh lý tim mạch và tai biến mạch máu não, mà nguyên nhân chính là do tăng huyết áp, tăng LDL – C, tăng Triglyxeride, tăng V.LDL-c , tăng Cholesterol, tăng Fibrinogen huyết, tăng PAI-1 (plasminogens Activator Inhibitor -1) và tăng Insulin.

Qua nghiên cứu Tramingham(26 năm ) cho thấy ở người có BMI > 30 có nguy cơ bệnh lý tim mạch từ 26 – 46% so với người có cân nặng lý tưởng .

Theo Nurses health Study nghiên cứu 10.000 phụ nữ trong 14 năm cho thấy nguy cơ tim mạch ở người có BMI từ 25-28,9 cao gấp 2 lần so với nhóm có BMI< 21, ở nhóm BMI > 29 thì nguy cơ tim mạch cao gấp 3 lần so với nhóm có BMI < 21. Trong nghiên cứu Cohort cho thấy ở người có BMI > 22 thì khi cứ tăng BMI lên 1 thì nguy cơ tim mạch tăng 10%.

a. Tăng huyết áp : cân nặng và huyết áp tiến triển một cách song song, theo nghiên cứu Inter salt trên 10.000 người cho thấy khi tăng 10 kg trọng lượng cơ thể thì huyết áp tâm thu tăng 3mmHg và huyết áp tâm trương tăng 2,3 mmHg và tăng 12% nguy cơ mạch vành và tăng 24% nguy cơ đột quỵ.

b. Suy tim: Béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập đối với suy tim xung huyết và mạch vành ( đau thắt ngực, đột tử, nhồi máu cơ tim).

– Suy tim trái: do béo phì, tăng huyết áp và suy vành

– Suy tim phải: trong trường hợp có suy hô hấp.

– Tai biến mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não.

c. Suy tĩnh mạch: Thường do cơ học mà nguyên nhân là do béo phì kiểu nữ gây viêm tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng chi dưới ( loét các chỗ tĩnh mạch giãn).

3. Biến chứng chuyển hoá:

Chuyển hoá Gluxid: tình trạng tăng insulin, kháng insulin và cuối cùng là đái tháo đường type 2, vì vậy phải coi béo phì là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường.

Chuyển hoá Lipid: Thường tăng mỡ máu type 4 ( tăng Trigluxerid, tăng V.LDL-c ) và thường đáp ứng tốt với điều trị. Thoái hoá mỡ ở gan do rối loạn chuyển hoá mỡ.

Chuyển hoá a.uric: a.uric huyết thường tăng do tăng Triglyxeride trong quá trình điều trị béo phì vì vậy phải đề phòng cơn tăng a.uric đột ngột do thoái giáng Protid có thể gây cơn gút cấp tính.

4. Biến chứng cơ học do béo phì:

a. Hô hấp:

Hội chứng hạn chế (do lồng ngực di động kém) gây giảm thông khí phế nang tối đa → giảm oxy mô và cơ mãn tính.

Hội chứng khó thở khi ngủ(H.C Pick Wick) gây ngủ gà ban ngày, nhức đầu về buổi sáng, tăng hồng cầu, tăng Co2, cần tìm thường quy nồng độ oxy máu về đêm. Hội chứng này gặp 50% trường hợp béo phì nặng.

b. Xương khớp: do các khớp xương chịu áp lực cao.

– Thoái hoá khớp háng, khớp gối, thoai hoa cot song

– Hoại tử do thiếu máu cục bộ đầu xương đùi .

đau lưng, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống.

– Viêm thần kinh toạ.

5. Biến chứng nội tiết:

– Đái tháo đường typ 2.

– Rối loạn chức năng sinh dục.

– Rối loạn kinh nguyệt, rậm lông, giảm khả năng sinh sản.

6. Biến chứng khác:

– Nhiễm trùng các nếp gấp da nhất là nhiễm nấm.

– Ung thư: đặc biệt là ung thư đại tràng đoạn cuối, ung thư vú gặp cao ở người tuổi mãn kinh.

– Tăng nguy cơ thai sản ở người béo phì có thai: tăng huyết áp, đái tháo đường thai nghén, nhiễm độc thai nghén, thai chết lưu, sảy thai, dị dạng thai.

– Sỏi mật: người béo phì có nguy cơ mắc sỏi mật cao, gan nhiễm mỡ.

– Thận: tắc tĩnh mạch thận, than hu, suy thận

(sưu tầm)

Chữa sỏi thận với nước chanh

Quả chanh là loại thực phẩm cũng không còn xa lạ với mỗi người khi được nhắc đến. Nhất là trong những ngày nắng nóng thì lợi ích của quả chanh giữ vai trò không nhỏ. Vào mùa nóng, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển. Chính vì thế chanh là loại quả mà có thể làm giảm hạn chế soi than

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.

quachanh

Nguyên nhân

Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố:

–  lượng nước tiểu ít,

– nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như: oxalat, calci, acid uric,

–  không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa.

Nước chanh chữa sỏi thận

Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate và quả chanh là nguồn rau quả tự nhiên có hàm lượng cao nhất hoạt chất này.

Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu, than hu . Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.

than hu

Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.

Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Tránh ăn mặn và quá nhiều chất đạm

Ngoài việc uống nước chanh, tránh ăn mặn và không nên ăn quá nhiều chất đạm là 2 yêu cầu quan trọng đối với người bị sỏi thận tránh tình trạng dẫn đến suy thận. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g cá, thịt mỗi ngày.

 

Thận hư với các thực phẩm cần tránh

 

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh

Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hoá của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hoá cầu thận dẫn đến suy thận.

Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/1kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu, đỗ…

Cấu trúc của thận.

Năng lượng: Đảm bảo đủ năng lượng từ 35-40 kcalo/kg/ngày.

Chất béo: Nên giảm ăn chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hoá lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng; đặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận” vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc. dầu vừng để thay thế mỡ.

suy than

Các vitamin, muối khoáng và nước: Lượng nước trong chế độ ăn và uống hằng ngày bằng lượng nước tiểu bài tiết ra + 500ml. Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống ôxy hoá, chống tăng các gốc tự do – là những chất xơ hoá cầu thận, chống dẫn đến suy thận, than hu. Trong trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Những thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân

Chất đường bột: các loại gạo, mì, khoai sắn, đều dùng được.

Chất béo: các loại dầu thực vật (dầu đậu tương, dầu mè, lạc, vừng…).

Chất đạm: các loại thịt nạc, cá nạc, trứng sữa, đậu đỗ… Nên sử dụng sữa bột tách bơ (sữa gầy) để tăng cường đạm và canxi.

Các loại rau quả: ăn được tất cả các loại rau quả như người bình thường, trừ trường hợp tiểu ít thì phải hạn chế rau quả.

Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:

Gạo tẻ: 250-300g, thịt nạc hoặc cá nạc: 200g, dầu ăn: 10-15g, rau: 300-400g, quả: 200-300g, muối ăn: 2-4g, sữa tách bơ: 25-50g, đường: 10g.

Lưu ý: Ăn nhạt hoàn toàn trong giai đoạn phù, khi hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm 1 ngày.

 

Những thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế dùng

Hạn chế ăn chất béo bằng cách chế biến các món hấp, luộc. Hạn chế xào, rán, mỡ động vật. Không ăn các phủ tạng động vật như tim, gan, thận, óc, dạ dày… Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần. Nếu bệnh nhân không tiểu được thì không nên ăn các loại quả có hàm lượng kali cao như cam, chanh, chuối, dứa, mận…

Việc kiểm soát về mặt y học sự tái phát bệnh sỏi thận đòi hỏi chế độ ăn kiêng và những thay đổi về thói quen sống cũng như điều trị, chẳng hạn như việc thêm vào cơ thể muối kali citrate, chất đã được chứng minh có thể giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận mới ở bệnh nhân sỏi thận. Nhưng nhiều bệnh nhân lại không dung nạp kali citrate bởi nó có tác dụng phụ tới dạ dày – ruột. Trong những trường hợp như thế, việc bổ sung chất citrate (có trong nước cam) có thể được xem như một loại thuốc. Nước cam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sỏi thận và có thể được coi là một lựa chọn cho các bệnh nhân không dung nạp chất kali citrate.

 

(sưu tầm)

Những loại thuốc dành cho bệnh nhân suy thận

Thiếu máu

Thiếu máu xuất hiện khi bệnh nhân không có đủ số lượng hồng cầu; thiếu máu làm bệnh nhân:

* mệt mỏi

* thiếu năng lượng khi tập thể dục

* khó tập trung

* tìm phải làm việc nhiều hơn

Phần lớn bệnh nhân suy thận, các bệnh nhân suy than giai đoạn cuối cần phải lọc máu đều bị thiếu máu, do thận tạo ra hóc-môn erythropoietin, đây là hóc-môn có nhiệm vụ giữ số hồng cầu ở mức bình thường, nhưng khi bị suy thận thì nó sẽ không sản xuất ra hóc-môn này nữa.

Kể từ năm 1989, đã có thể tiêm erythropoietin cho bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân suy thận mãn mà chưa đến mức phải chạy thận nhân tạo, bị thiếu máu sẽ tiêm 1 mũi trực tiếp. Đối với bệnh nhân phải lọc máu, sẽ tiêm hóc-môn này trong quá trình lọc máu bằng cách tiêm tĩnh mạch vào luôn ống trả lại máu của hệ thống máy lọc.

Bình thường, hồng cầu chiếm 36-44% số lượng máu, phần còn lại là bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Trước khi có thuốc tiêm Erythropoietin, phần lớn bệnh nhân suy thận hồng cầu chỉ đạt 20-26%. Thông thường, cần truyền máu để giữ hồng cầu ở mức cần thiết. Hiện nay, với các chữa trị đầy đủ, bệnh nhân suy thận phải lọc máu đạt mức hồng cầu tiêu chuẩn. Hóc-môn erythropoietin dùng cho bệnh nhân được dùng dưới những tên dược phẩm: Procrit®, Epogen®, ARANESP® hoặc epoietin alpha.

 

Sắt

Để giúp Erythropoietin hoạt động có hiệu quả, cần phải có thêm chất sắt để tạo hồng cầu. Nếu không có chất sắt, sẽ tạo ra ít hồng cầu hơn và những hồng cầu mới được tạo ra kích cớ cũng bé hơn và sẽ mang được ít ô-xy hơn. Một số lượng nhỏ hồng cầu sẽ bị mất đi trong quá trình lọc máu. Nếu chất sắt không được thay thế, bệnh nhân suy thận phải lọc máu sẽ bị thiếu chất sắt và Erythropoietin sẽ không hoạt động tốt được. Chính vì vậy, bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần bổ sung thêm chất sắt.

Có thể dùng chất sắt qua đường uống, tuy nhiên cách này không đem lại hiệu quả lắm, vì phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu và bị táo bón. Vì vậy, rất nhiều trung tâm lọc máu tiêm chất sắt vào tĩnh mạch cho bệnh nhân trong quá trình lọc máu. Xét nghiệm máu thông thường cũng có thể cho biết bệnh nhân cần bổ sung thêm chất sắt hay không. Có 3 loại thuốc bổ sung chất sắt dùng qua đường tiêm tĩnh mạch được biết dưới tên dược phẩm InFeD®, Ferrlecit® and Venofer®. Vì InFeD® có thể gây phản ứng thuốc, nên hiện nay, phần lớn các Trung tâm lọc máu dùng Ferrlecit® hoặc Venofer®. Cùng với việc dùng hóc-môn Erythropoietin và bổ sung chất sắt đầy đủ, hơn 90% bệnh nhân có thể thấy khoẻ mạnh bởi họ có đủ số lượng hồng cầu.

 

Bệnh về xương và vấn đề vôi hoá

Bệnh nhân suy thận mãn phải lọc máu có thể bị mất những khoáng chất cần thiết cho xương nhưng can-xi và phốt-pho. Can-xi và phốt-phi cũng có thể trộn lẫn nhau, trở nên cứng hơn và tích tụ (tạo thành vôi hoá) trong mạch máu nhỏ ở chân, ruột và tim. Dẫn đến phải cắt bỏ xương, hoại tử ruột hay suy tim. Bệnh về xương và vôi hoá do chế độ ăn kiêng thiếu can-xi, phốt-pho, vitamin D và thiếu hóc-môn PTH (hóc-môn tuyến cận giáp). PTH được tạo ra bởi 4 tuyến nhỏ nằm trên bề mặt của tuyến giáp ở cổ.

Vitamin D kiểm soát độ cân bằng của can-xi, phốt-pho và PTH. Ở bệnh nhân suy thận, than hu Vitamin chỉ lấy từ ánh sáng mặt trời và từ thực ăn là không đủ. Khi mức PTH cao, sẽ bị viêm sưng ở xương, can-xi và phốt-pho sẽ mất đi. Do bị suy thận, thận không loại bỏ được phốt-pho dư thừa trong máu, chạy thận nhân tạo cũng chỉ loại bỏ được số lượng phốt-pho rất ít; Phốtpho và canxi sẽ tích tụ dần và  trở nên cứng hơn ở trong các mạch máu. Phòng ngừa quá trình này có thể bằng cách ăn kiêng hoặc dùng thêm thuốc phosphorus binders.

 

Phosphorus binders

Ngay cả bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng hạn chế lượng phốt-pho vẫn bị lượng phốt-pho cao nếu như không dùng phosphorus binders; thuốc sẽ giúp cơ thể không hấp thụ phốt-pho từ thực phẩm ăn vào.

Calcium-containing binders có hiệu quả trong việc ngăn chặn cơ thể hấp thu phốt-pho từ trong ruột. Calcium acetate, được biết đến dưới tên PhosLo®, là một loại phosphorus binder phổ biến.  Có rất nhiều loại khác, thường chứa calcium carbonate.  Kể cả Tums®, cũng là một loại calcium carbonate, có thể đem lại hiệu quả tốt. Phần lớn bệnh nhân sẽ dùng 3 đến 6 viễn trong mỗi bữa ăn.

Một số can-xi từ những binders này có thể được hấp thụ vào máu và tích tụ trong mạch máu cũng có thể phá huỷ một số bộ phận. Hơn 5 năm qua, thuốc Renagel® (sevelamer) đã được dùng như  phosphate binder. Thuốc này tổng hợp cả phốt-pho trong đường ruột mà không gồm can-xi. Hầu hết thuốc giảm lượng phốt-pho trong máu cần phải được dùng trong bữa ăn. Kể cả loại thuốc mới Fosrenol® (lanthanum carbonate), thuốc này có tác dụng như những loại khác nhưng tiến bộ hơn là loại thuốc có thể nhai được.

 

Vitamin D

Mặc dù hạn chế thức ăn có chứa hàm lượng phốt-pho cao, Vitamin D vẫn là chất quan trọng để duy trì mức PTH bình thường và giữ cho xương khoẻ. PTH cao có thể làm viêm sưng ở xương, cơ và gân; thiếu canxi và phốt-pho ở xương có thể là nguyên nhân làm bệnh nhân chạy thận nhân tạo thấy ngứa.

Uống Vitamin D có thể ngăn chặn mức PTH cao ở bệnh nhân suy thận. Hiện nay, 2 loại thuốc phổ biến là Rocaltrol® (calcitriol) và Hectorol® (doxercalciferol). Những loại thuốc này có tác dụng tốt hơn ở bệnh nhân suy thận chưa phải lọc máu; vì vậy, ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, để tốt hơn sẽ  tiêm qua tĩnh mạch trong khi lọc máu tránh khả năng dẫn đến bị soi than

Một loại Vitamin D khác là Zemplar® (paricalcitol). Ở nhiều khía cạnh, nó gần giống với 2 loại trên, nhưng nó có thể giảm nguy cơ làm tăng mức can-xi trong máu (thuốc tiêm tĩnh mạch được biết dưới tên là Calcijex®).

Một thế hệ thuốc mới được gọi là “calcimemetics” cũng đang phát triển. Một loại thuốc uống tên Sensipar® (cinacalcet) có tác dụng khá cao trong việc giảm mức PTH. Loại thuốc này có từ năm 2004, và mới được dùng ở bệnh nhân lọc máu và những chức năng chính xác của thuốc vẫn đang được xem xét.

 

Các Vitamins và khoáng chất

Quá trình lọc máu đã loại bỏ một lượng lớn các vitamin hoà tan trong nứoc như Vitamin C, B-complex vitamins và folic acid.  Ăn uống tốt có thể bù được lượng đã mất, nhưng phần lớn bệnh nhân lọc máu thường ăn kém. Các chuyên gia về thận cho rằng, dùng Vitamin nhóm B tổng hợp B-complex vitamin, cùng với folic acid là một biện pháp bảo vệ tốt đối với bệnh nhân ăn kém. Một vài loại thuốc Vitamin có thể dùng là Nephro-Vite®, Nephrocaps® và Nephroplex®.

 

Cảm giác ngứa

Rất nhiều bệnh nhân lọc máu thấy ngứa và bị khô da. Vì vậy, điều quan trọng là biết vì sao bị như vậy và cách chữa trị, có thể dùng các loại kem bôi và thuốc uống kháng histamine, một vài tên thuốc Benadryl® (diphenhydramine), Atarax®, Vistaril® (hydroxyzine) hoặc Zyrtec® (loratadine).

 

Chuột rút

Một số bệnh nhân bị chuột rút, không chỉ trong lúc lọc máu mà ngay cả trong đêm khi đang ngủ. Có thể là do lượng nước rút quá nhanh và quá trình điện phân vào – ra trong khi lọc máu. Quinine sulfate có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa được chứng chuột rút, dùng trước khi lọc máu hay trước khi đi ngủ.

 

Một số loại thuốc khác

Có rất nhiều loại thuốc khác có thể dùng, có thể không chỉ cho bệnh nhân lọc máu mà cho những bệnh liên quan đến suy thận.

Bệnh nhân bị tiểu đường chiếm 40% tổng số bệnh nhân lọc máu. Những bệnh nhân này cần kiểm soát nhiều hơn, không chỉ với việc ăn kiêng, mà với cả các loại thuốc và việc tiêm insulin để giữ được mức đường huyết ổn định.

Bệnh nhân bị huyết áp cao cần duy trì mức cân ổn định, theo một chế độ ăn kiêng ít muối và dùng thuốc hạ huyết áp. Vì bệnh tim cũng là một trong những bệnh mà bệnh nhân suy thận phải tính đến, mức homocysteine cao thường thấy ở bệnh nhân lọc máu. Dùng Acid folic liều cao có thể giảm mức homocysteine; đồng thời Acid Folic cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim ở những bệnh nhân suy thận chưa bị bệnh tim.

Bài thuốc từ cây, lá chữa sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là 1 bệnh lý có người mắc phải hiện nay. Ngoài phương pháp chữa trị bằng phương pháp Tây y theo đơn của bác sĩ thì cũng có các phương pháp điều trị bằng Đông y. Điển hình là các bài thuốc dân gian phổ biến, được điều chế từ các loại cây và lá.

Lá giang

Có tên khoa học  là Ecdysanthera rosea, thuộc họ trúc đào. Cây lá giang thường hay mọc hoang ở vùng đồi núi, bìa rừng. Nhân dân thường dùng để nấu canh chua và làm thuốc giải nhiệt. Cây lá giang có vị chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chỉ thống (giảm đau), bài thạch (chữa sỏi tiết niệu, soi than )…

lagiang

Cách dùng: Lá giang tươi (có thể dùng cả dây) 200g. Sắc uống ngày một thang, chia nhiều lần uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy dùng nước sắc lá giang cho bệnh nhân sỏi thận uống trong 1 tháng liên tục thì 67% số bệnh nhân đã đái ra sỏi.

 

Ô rô nước

Có tên khoa học Acanthus ilicifolius Linn. Thường mọc hoang ở vùng nước lợ. Cây có tác dụng chữa các bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, khó tiêu, rắn cắn, thấp khớp, hen, đau dây thần kinh.

oro

Cách dùng: Rễ cây ô rô nước 12-20g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Đợt điều trị 10-15 ngày, có thể dùng dài ngày nếu sỏi to.

 

Kim tiền thảo

cay-kim-tien-thao

Có tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb) Merr, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Còn có tên gọi vảy rồng, mắt rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Kim tiền thảo có vị ngọt nhạt, tính mát, thanh nhiệt, lợi thủy, thông đường niệu…, thường dùng chữa viêm thận phù thũng, than hu, viêm gan vàng da, suy than,  sỏi bàng quang, sỏi túi mật, sỏi tiết niệu. Liều dùng 80g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị khác.

Bài 1: Kim tiền thảo 20-30g, cam thảo dây (hoặc cam thảo Bắc) 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống lâu dài có thể làm tan sỏi.

Bài 2: Kim tiền thảo 30g, thạch cao 40g, đậu ván trắng 30g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

 

Dứa dại

Có tên khoa học là Pandanus tectoriuss Sol. Thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Còn gọi với tên là dứa gai, dứa thân gỗ. Được dùng chữa các bệnh tiết niệu, gan, mẩn ngứa, trĩ…

dua-dai

Bài 1: Rễ dứa dại 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Quả dứa dại 50g, kim tiền thảo 20g, mã đề 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục hàng tháng.

Bài 3: Quả dứa dại 50g, quả chuối hột 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

 

Thạch vĩ

Có tên khoa học Pyrrosia lingua (Thunb) Faraell. Thuộc họ ráng Polypodiaceae. Còn gọi là cây luỡi mèo. Thường mọc bám trên đá hoặc thân cây. Toàn cây hay thân rễ được thu hái dùng làm thuốc. Thạch vĩ có vị đắng, hơi cay, tính hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, tiêu thũng, tán kết, lợi tiểu… Thường dùng chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu.

THACHVY

Bài 1: Thạch vĩ 12g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Thạch vĩ 12g, bòng bong 30g, kim tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp Đông y có kết quả tốt nhưng phải theo dõi xét nghiệm chức năng thận và có chỉ định điều trị bảo tồn đúng đắn sẽ giúp người bệnh tránh được phẫu thuật và các nguy cơ tai biến của ca phẫu thuật.

(sưu tầm)

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị thận hư

Hội chứng thận hư hiện nay đang có tỉ lệ rất cao người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, Bởi vậy bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp điều trị  của bác sĩ. Vì vậy chế độ ăn uống cho bệnh nhân hội chứng thận hư cũng cần phải tuân thủ theo 1 chế độ để có thể đẩy lùi bệnh theo chiều hướng tốt hơn.

Các nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân bị hội chứng than hu (HCTH):

1. Giàu chất đạm (protein): Do mất nhiều protein qua nước tiểu, làm giảm protein máu, giảm áp lực keo gây phù, teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận.

benh gut

Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…

 2. Năng lượng: Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.

3. Chất béo: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cholesterol, vì vậy không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại phủ tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh quan niệm “ăn thận bổ thận”, vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol.

Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; Hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ.

4. Các vitamin, muối khoáng và nước:

– Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.

than-hu

– Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.

– Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận. soi than . Trong những trường hợp tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả.

Tóm lại là bệnh nhân về thận  không phải cấm tuyệt đối các loại thức ăn nào cả mà chỉ là nên dùng với số lượng vừa phải và khẩu phần ăn hàng ngày. Cần hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali và phosphore

 

Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị bệnh thận

 

Muối là nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn tính. Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận (sỏi thận).

than-hu

Các bác sĩ khuyến cáo, những người mắc bệnh về thận cần phải ăn nhạt và không nên ăn quá 2 – 4g muối mỗi ngày. Người bị tăng huyết áp kèm theo thì nên hạn chế dùng muối đến mức thấp nhất.

Người mắc bệnh thận cũng nên hạn chế ăn chất đạm vì việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận dẫn đến thận hư.

Hạn chế dùng dầu mỡ trong chế biến thức ăn, nên chọn phương pháp chế biến là luộc hay nướng.

Đối với bệnh nhân bị suy thận phải ăn chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường (khoảng 2.000 kcalo/ ngày), chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 – 6 bữa/ngày.

Nếu ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ và đạm của các tổ chức mô làm cho cơ thể gầy yếu, đồng nghĩa với việc tăng hàm lượng chất độc và lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ là vô nghĩa.

chua-vo-sinh

Hàm lượng kali có thể tăng cao ở bệnh nhân suy thận hoặc đối với những ai đang phải lọc thận. Hàm lượng rất cao chất này có thể gây nguy hiểm và khiến tim ngừng đập. Kali có nhiều trong những thực phẩm như: đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi,…

 

Cần phải hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều phospho như: phô-mai, gan, các loại đậu,… Khi hàm lượng phospho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

Không nên ăn các đồ kích thích như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi; không ăn thức ăn chua, không ăn các loại nấm, không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, thịt cá xông khói,…

Không nên uống rượu, bia, các loại nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri. Có thể uống các loại nước như nước mưa đun sôi, nước hoa quả tươi,… Tuy nhiên, lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ.

Nếu không phải lọc thận, đừng hạn chế lượng nước bổ sung mà hãy uống khi nào cảm thấy khát. Nếu cơ thể giữ nước, nên hạn chế dùng muối. Vì khi dùng muối cơ thể sẽ không kiểm soát được lượng nước và lúc nào cũng cảm thấy khát.

Các thức ăn tốt cho bệnh nhân thận như gạo, bánh mì không có muối, mì ống, khoai tây và các loại rau khác. Người bệnh thận có thể uống sữa, không hạn chế các thức ăn chay. Nên ăn các loại trái cây tốt cho thận như táo, dưa hấu, lê,…

Người suy thận cũng cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là chất đường bột, chất đạm, chất béo và chất khoáng – vitamin như người bình thường.

Thực đơn trung bình cho người suy thận hằng ngày: Bột đường 300g – 450g; béo 45 – 55g, đạm 20 – 27g, khoáng – vitamin như người bình thường, tổng số calo năng lượng 1.600- 2.000 kcalo. Nên hạn chế chất đạm, uống nước vừa phải và hạn chế muối ăn, hạn chế thức ăn giàu kali.

(suu tam)

Thực đơn thông minh cho dưỡng thận

Đối với quả thận mạnh lành

70% bệnh nhân suy thận là do bệnh cao huyết áp và tiểu đường, vì vậy cần tránh lối sống nguy cơ cao như hút thuốc, uống rượu, ít vận động, ăn mặn, ăn nhiều chất béo.

Nên có nếp sống điều độ, ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày, không bao giờ để bị quá đói và không nên ăn quá no. Tăng vận động mỗi ngày bằng mọi hình thức khi có thể như đi bộ thay vì đi xe máy, leo cầu thang thay vì đi thang máy… hoặc có một hình thức vận động đều đặn mỗi ngày như đi bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ… Nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ để tầm soát căn bệnh tiểu đường, cao huyết áp, biểu hiện sớm của suy thận như microalbumin. Khi dùng thuốc nên xin ý kiến bác sĩ điều trị về ảnh hưởng của thuốc đối với thận, không nên tự ý dùng thuốc. Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bạn cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và điều trị một cách nghiêm ngặt.

Thông thường, một chế độ ăn không quá nhiều đạm (0,8 – 1g/kg/ngày), muối ở mức cho phép (3 – 5g muối/ngày) sẽ có lợi cho quả thận của bạn. Với thói quen ăn 3 – 4 lần/tuần các loại thực phẩm có độ đạm thấp như miến dong, bột báng, các sản phẩm từ bột năng như bánh canh, bánh bột lọc, súp măng cua… bạn đã giúp quả thận của mình được giảm tần suất làm việc độ 20 – 30%.

Không quên nhắc bác sĩ điều trị về lợi ích bảo vệ thận của thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế Angiotensin trong điều trị cao huyết áp, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường, cao huyết áp.

Bảo vệ quả thận đã thương tổn

Chán ăn là biểu hiện phổ biến ở bệnh nhân suy thận, soi than .Và đây là nguyên nhân chính làm bệnh nhân ăn không đủ năng lượng nhu cầu, buộc cơ thể phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ do thoái hoá đạm từ các khối cơ và hậu quả là tăng sản xuất urê, một độc tố cần được thải ra khỏi cơ thể qua thận. Do vậy, người suy thận phải tăng đậm độ năng lượng khẩu phần từ các nguồn béo tinh bột không chứa đạm; giảm lượng đạm từ ngũ cốc, tăng lượng thực phẩm chứa đạm có giá trị sinh học cao như trứng, sữa, thịt, cá, đậu hũ; thải bớt natri, kali, phốtpho trong thực phẩm khi chế biến; giảm muối.

Làm thế nào biết mình suy thận?

Ở giai đoạn rất sớm là tổn thương nhu mô thận, than hu, người suy thận không hề có triệu chứng gì trừ triệu chứng tiểu đạm vi thể (microalbumin). Khi chức năng thận còn dưới 10% thì mới có biểu hiện rõ ràng như tiểu nhiều, thiếu máu, phù, cao huyết áp, mau mệt, chán ăn. Giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân tiểu ít hoặc không tiểu, lúc này người bệnh cần được cung cấp liệu pháp thay thế như lọc thận, ghép thận để duy trì sự sống.

Để tăng đậm độ năng lượng khẩu phần và giảm lượng đạm từ ngũ cốc, người suy thận nên thay những món ăn luộc, kho bằng những món xào chiên hoặc tẩm bột chiên. Có một bữa ăn trong ngày sử dụng miến dong hoặc các sản phẩm từ bột lọc (như thay một tô phở gà bằng một tô miến gà). Hoặc vào các bữa ăn phụ nên chọn bánh bột lọc, súp măng cua, bột sắn dây pha đường. Nếu bạn chỉ quen ăn cơm thì có thể nấu cơm độn miến với công thức 200g gạo, 100g miến: miến ngâm nước cho mềm cắt thành sợi ngắn độ 0,5cm để ráo, khi cơm sôi đổ miến vào ghế đều. Với một chén cơm độn miến (có 4,1g đạm) thay cho chén cơm thường (có 5,9g đạm), bạn đã giảm được 1,8g đạm. Với lượng đạm giảm này, bạn có thể ăn thêm nửa hũ yaourt, một cái trứng cút là các thực phẩm có giá trị sinh học cao.

Để thải bớt kali, phốtpho, natri: các loại rau củ nên cắt nhỏ, ngâm nước, luộc với nhiều nước (gấp 5 – 10 lượng rau củ), đổ nước và chỉ ăn xác.

Để giảm muối: ngoài lượng muối tự nhiên trong thực phẩm (trung bình 2g/ngày), lượng muối có thể dùng để nêm và ăn thêm mỗi ngày 3g tức một muỗng gạt càphê muối, ba muỗng canh nước mắm (13ml) hoặc năm muỗng canh nước tương (20ml). Lượng nước uống bằng lượng nước tiểu trong ngày cộng 500ml.